Mục Lục
Các sân bay quốc tế ở Việt Nam
1. Sân bay quốc tế Vân Đồn
Địa chỉ: Xã Đoàn Kết, Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Nam
Sân bay quốc tế Vân Đồn thuộc hệ thống sân bay Quốc Tế ở Việt Nam, đây là sân bay do tập đoàn Sun Noibai247 làm chủ đầu tư và cũng là 1 trong các sân bay quốc tế đầu tiên thuộc sở hữu tư nhân. Sân bay này nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô với khoảng cách là 60km.
Sân bay này lập ra với vai trò chính là phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến và đi từ tỉnh Quảng Ninh, cũng như hệ thống các sân bay quốc tế ở Việt Nam khác, sân bay Vân Đồn kể từ khi thành lập đã có những đóng góp không nhỏ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và đất nước nói chung. Bên cạnh đó, sân bay Vân Đồn còn có mục đích dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) nhằm giảm tình trạng quá tải hành khách khi khách du lịch quá đông.
2. Sân bay quốc tế Nội Bài
Địa chỉ: Xã Phú Minh, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
Sân bay Nội Bài còn được biết đến chính thức là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Là cảng hàng không quốc tế, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km và cần tới các dịch vụ xe đưa đón xe 4 chỗ, xe 7 chỗ đi sân bay Nội Bài từ các quận nội thành.
Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không lớn nhất miền Bắc nước ta và cũng được xem là đầu mối giao thông quan trọng nhất tại khu vực miền Bắc. Mỗi năm nó phục vụ hàng chục triệu lượt khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế . Ngoài 5 hãng hàng không nội địa nổi tiếng, thì hiện nay có tới 40 hãng bay quốc tế đang vận hành khai thác các chuyến bay mỗi ngày đến và đi từ sân bay quốc tế Nội Bài.
Tham khảo: Bao nhiêu ngày nữa đến tết
3. Sân bay quốc tế Cát Bi
Địa chỉ: Đường Lê Hồng Phong, Quận Hải An, Hải Phòng
Với vị trí địa lý thuận tiện, cách trung tâm thành phố Hải Phòng chỉ khoảng 5km. Đây là sân bay được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc, các sân bay quốc tế ở Việt Nam như Cát Bi được chính thức thành lập và đi vào hoạt động với tư cách hoạt động như là sân bay dân dụng vào năm 1985.
Sân bay này được đánh giá là sân bay có mức độ tăng trưởng đáng nể về kinh tế trong mạng lưới hàng không Việt Nam với công suất phục vụ dày đặc, đặc biệt lượng hành khách tăng từ 35 – 40% mỗi năm. Trong khoảng 3 năm gần đây, theo số liệu thống kê trung bình mỗi năm có hơn 2 triệu lượt khách du lịch thông qua tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.
4. Sân bay Vinh
Địa chỉ: Xã Nghi Liên, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
Đây là sân bay nằm ở ngoại ô thành phố Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 6 – 7km. Thuộc cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc, do đã trải qua nhiều lần nâng cấp, tu sửa, đến nay sân bay quốc tế Vinh đã đạt tiêu chuẩn để được công nhận là Cảng hàng không quốc tế ở nước ta.
Nhưng bên cạnh đó, các sân bay quốc tế ở Việt Nam hiện vẫn chỉ tập trung chủ yếu khai thác các tuyến bay nội địa và đối với các chuyến bay quốc tế thì sân bay chưa thực hiện.
5. Sân bay quốc tế Phú Bài
Địa chỉ: Cầu Phú Bài, Khu 8, Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế
Thuộc hệ thống các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài có vai trò chính là phục vụ giao thông, quan hệ giao thương của tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng. Sân bay này có vị trí đắc địa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km. Ngoài ra, nơi đây còn là trụ sở chính của Vietravel Airlines – hãng hàng không nội địa Việt Nam vừa ra mắt vào đầu năm 2021.
Sân bay quốc tế Phú Bài đứng thứ 5 trong hệ thống lưới bay toàn quốc với năng suất phục vụ hành khách cao lên đến 2 triệu lượt khách mỗi năm.
6. Sân bay quốc tế Đà Nẵng
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh, Hòa Thuận Tây, Hải Châu, Đà Nẵng.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng còn có tên gọi chính thức là Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Đây chính là một trong các sân bay quốc tế ở Việt Nam lớn nhất ở khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, sân bay này chuyên phục vụ chủ yếu các du khách trong và ngoài nước đến du lịch thành phố biển Đà Nẵng và phố cổ Hội An.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng được chia ra thành 4 nhà ga chính là Nhà ga nội địa, Nhà ga Quốc tế, Nhà ga dành cho du khách VIP và Nhà ga chuyên chở hàng hóa.
7. Sân bay quốc tế Cam Ranh
Địa chỉ: Vịnh Cam Ranh, Phường Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hòa
Thuộc hệ thống cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam. Sân bay Cam Ranh chính thức được khai thác đưa vào sử dụng từ năm 2004. Từ khi đi vào đưa hoạt động, sân bay quốc tế Cam Ranh đã có đóng góp 1 phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
Sau nhiều lần được xây dựng đầu tư và phát triển mở rộng quy mô, sân bay quốc tế Cam Ranh chính thức được công nhận là sân bay đủ điều kiện trở thành cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam. Sân bay quốc tế Cam Ranh hiện tại sở hữu 2 nhà ga hành khách là nhà ga Nội địa và nhà ga Quốc tế. Trong đó, nhà ga hành khách Quốc tế của sân bay này được nhiều du khách biết đến là nhà ga 4 sao được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại hệ thống sân bay Việt Nam.
8. Sân bay quốc tế Cần Thơ
Địa chỉ: 179B Lê Hồng Phong, Long Hòa, Bình Thủy, Cần Thơ
Là 1 trong các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Đây là sân bay thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, sân bay này phục vụ chủ yếu cho hoạt động giao thông, du lịch tới vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nằm ở vị trí đắc địa, sân bay Cần Thơ cách trung tâm thành phố khoảng 8km về hướng Tây Bắc.
Sân bay quốc tế Cần Thơ được công nhận là sân bay quốc tế vào năm 2011 với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật được xây dựng, lắp đặt đều đáp ứng đầy đủ theo tiêu chuẩn sân bay quốc tế. Hiện nay, chỉ có khoảng 11 đường bay nội địa được khai thác chính ở sân bay Cần Thơ, đồng thời kết nối thành phố Cần Thơ với TP Hà Nội, Sài Gòn, TP Vinh, Phú Quốc, Côn Đảo,…
9. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Địa chỉ: Đường Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Nằm trong các sân bay được công nhận đầu tiên, đây cũng là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích lên tới 850 ha và có công suất phục vụ khách lên đến hơn 38 triệu lượt hành khách. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 7km.
Ngoài ra, sân bay Tân Sơn Nhất là trụ sở chính của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam. Đồng thời đây cũng là địa bàn hoạt động chính yếu của tất cả các hãng hàng không trong nước. Ngoài ra, với mạng lưới hoạt động rộng sân bay này cũng tiếp nhận các chuyến bay quốc tế của 40 hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới..
Mặc dù đang sở hữu cơ sở hạ tầng tốt cùng chất lượng các trang thiết bị kỹ thuật hàng không hiện đại nhất, nhưng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn luôn trong tình trạng bị quá tải hành khách.
Chính vì thế, trong kế hoạch hoạt động giai đoạn tới năm 2030, sân bay sẽ tiếp tục được nâng cấp, tu sửa và mở rộng diện tích nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của khách du lịch.
10. Sân bay quốc tế Phú Quốc
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trường Tộ, Tổ 2, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Đây là cảng hàng không quốc tế phục vụ chủ yếu cho Đảo Ngọc Phú Quốc, chính thức được xây mới và đi vào hoạt động từ năm 2012. Sân bay Phú Quốc, nằm cách khu trung tâm phường Dương Đông khoảng 14km. Sự ra đời của sân bay quốc tế Phú Quốc giúp cho việc giao thông, giao thương, du lịch cũng như công tác đảm bảo an ninh – chính trị vùng biển đảo.