Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam

1. Lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc

– Lễ hội hoa ban của dân tộc Thái:

Đây là lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, lễ hội này hay còn được gọi với tên khác là hội Xên mường, Xên bản. Được tổ chức khi hoa ban khoe sắc nở trắng vùng núi rừng Tây Bắc, và thời gian này cũng là tháng 2 hàng năm.

Hội hoa ban được xem như là ngày hội của tình yêu đôi lứa; tượng trưng cho sự hạnh phúc, cầu sự ấm no, đủ đầy cho con em đồng bào dân tộc nơi đây. Vì vậy đây là 1 trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam cần tiếp tục và duy trì.

– Lễ hội cầu an bản Mường của dân tộc Thái

Đây cũng là lễ hội của dân tộc Thái nhưng đa số họ sinh sống  ở Mai Châu, Mộc Châu và các đồng bào dân tộc Mường.

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam

Đây là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng mang tính quan trọng cao của đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao Tây Bắc. Nằm trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam được tổ chức hàng năm vào cuối tháng giêng và đầu tháng 2. 

-Lễ hội Lồng Tồng: 

Là 1 trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam mang đậm bản sắc của dân tộc Tày. Được tổ chức theo từng thời gian quy định của mỗi địa phương nhưng thường lễ hội này được diễn ra vào cuối tháng giêng và đầu tháng 2 hàng năm. Lễ hội diễn ra nhằm mục đích cầu phúc lộc, cầu bình an cho mọi nhà và cầu năm mới đủ đầy ấm no,….

Tham khảo: Bao nhiêu ngày nữa đến tết

2. Vùng châu thổ Bắc Bộ.

– Lễ hội Chùa Hương – TP Hà Nội: 

Thuộc các lễ hội truyền thống ở Việt Nam được biết đến khá rộng rãi, thời gian diễn ra lễ hội từ mùng 6 tháng giêng âm kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, lễ hội được tổ chức tại Mỹ Đức – Hà Tây nay thuộc TP Hà Nội. Đây cũng là lễ hội có thời gian tổ chức dài nhất trong các lễ hội tại Việt Nam. Từ miền Nam bạn có thể di chuyển và sử dụng dịch vụ của Tổng đài gọi xe taxi Nội Bài để được đưa đón tại sân bay

Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam

– Lễ hội đền Hùng – Phú Thọ:

Đền Hùng là di tích lịch sử lâu đời nằm trên quả núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, lễ hội được tổ chức 10/3 hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng.

Lễ hội Gióng – Gia Lâm: Lễ hội được tổ chức tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Là 1 trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam và cũng là lễ hội lớn nhất được diễn ra ở vùng đồng bằng Bắc Bộ . Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn lớn lao của các vua Hùng làng Gióng đã có công ơn đánh giặc cứu nước.  

– Lễ hội gò Đống Đa:

Là lễ hội diễn ra vào mùng 5 tháng giêng hàng năm, tại Quận Đống Đa – Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ tới công ơn lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng chống giặc ngoại xâm có tiếng danh lẫy lừng. 

3. Lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung Bộ.

– Lễ hội cầu Ngư: Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức bởi nhân dân làng Thái Dương Hạ, thuộc Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Được tổ chức hàng năm vào 12 tháng giêng, được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị thành hoàng của làng Thái Dương là Trương Quý Công 

Lễ hội Lam Kinh: là lễ hội đặc trưng của nhân dân tỉnh Thanh Hóa, được tổ chức diễn ra tại khu di tích lịch sử Lam Kinh – Thanh Hóa.

Thanh Hóa cũng là quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều vị tướng quân nổi tiếng khác trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 

Các lễ hội truyển thống ở Việt Nam

– Lễ hội Dinh Thầy – Thím: Là lễ hội có từ rất lâu đời và trở thành nét đặc sắc riêng của tỉnh Bình Thuận.

Vào dịp chính của lễ hội, thu hút đông đảo du khách địa phương, du lịch quốc tế đến thăm quan và cầu hạnh phúc, cầu sức khỏe , cầu làm ăn gặp nhiều may mắn,….

– Lễ hội Katê: Đây là lễ hội được tổ chức với quy mô lớn nhất và thu hút đông đảo du khách thập phương nhất tại tỉnh Bình Thuận và Tây Ninh. Thuộc các lễ hội truyền thống ở Việt Nam và mang đậm bản sắc dân tộc Chăm.

4. Lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ.

– Lễ cơm mới: Là 1 trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam được tổ chức bởi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây nguyên. Tại đây họ sùng bái và tôn thờ các vị thần như thần nước, thần lúa, thần rừng và thần cây.

Hằng năm, sau khi thu hoach vụ mùa thành công, họ lại tổ chức lễ ăn cơm mới. Một phần là để tạ ơn thần và 1 phần là để chung vui kết quả đạt được sau khi thu hoạch vụ mùa vất vả

– Hội đua voi: Được diễn ra ở Bản Đôn và thời gian tổ chức vào tháng 3 âm lịch. Trước khi cuộc đua bắt đầu, một tiếng tù và được vang lên, theo hiệu lệnh điều khiển của thành viên trong ban tổ chức cuộc đua, từng tốp voi được người điều khiển cho đứng vào vị trí xuất phát để bắt đầu cuộc đua.

các lễ hội truyền thống ở việt nam

Khi hiệu lệnh xuất phát được vang lên thì những chú voi bắt đầu cuộc đua trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân nơi đây, những tiếng vang vang khắp núi rừng.

– Lễ hội đâm trâu: Đây là một lễ hội khá phổ biến mang đậm bản sắc của nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên và người dân phía Bắc vùng Tây Nam Bộ.

Vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch, khi nghỉ ngơi cho mùa rẫy mới và đây là lúc người nông dân ở đây có nhiều thời gian nhàn rỗi nhất năm thì lễ hội đâm trâu được bắt đầu. Và con trâu có sức ảnh hưởng rất lớn đến người dân nơi đây nó đại diện cho sự thịnh vượng và mùa màng được mùa.