Mục Lục
Giấy khám sức khỏe lái xe là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng trong một số trường hợp như đi xin việc, thi bằng lái xe,… Vậy các mẫu giấy khám sức khỏe lái xe ô tô hiện nay đang được quy định như thế nào? Hãy cùng Noibai247 tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây. Mời các quý độc giả cùng tham khảo.
Giấy khám sức khoẻ lái xe là gì?
Giấy khám sức khỏe là một loại chứng từ hoặc giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe của một người được yêu cầu khi họ muốn lái xe ô tô, xe máy, hoặc các phương tiện giao thông khác. Mục tiêu của việc khám sức khỏe lái xe là đảm bảo rằng người lái xe có sức khỏe đủ để tham gia vào giao thông đường bộ một cách an toàn.
Giấy khám sức khỏe thường được yêu cầu trong quá trình đăng ký lái xe, gia hạn giấy phép lái xe, hoặc khi người lái xe tham gia vào một số hoạt động đặc biệt như lái xe tải nặng, lái xe buýt, hoặc khi đạt độ tuổi người cao tuổi. Quy định và tiêu chuẩn liên quan đến khám sức khỏe lái xe có thể thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác, và thường được quy định bởi cơ quan chính phủ hoặc đơn vị quản lý giao thông.
Trong quá trình khám sức khỏe lái xe, một bác sĩ hoặc nhà y tế sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của người xin lái xe, bao gồm thị lực, thính lực, tình trạng tim mạch, hệ tiêu hóa, và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu người xin lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe được đề ra, họ sẽ được cấp giấy khám sức khỏe, cho phép họ tham gia vào giao thông đường bộ một cách hợp pháp.
Bản khai giấy khám sức khoẻ mới nhất
Những quy định chung về hồ sơ khám sức khỏe lái xe
Khám sức khỏe lái xe là một trong những yêu cầu bắt buộc mà người đang có nhu cầu tham gia giao thông bằng phương tiện là ô tô đều phải hoàn thành để chứng minh người đó có đủ năng lực để có thể điều khiển loại phương tiện này. Và đây chính là yêu cầu được quy định theo pháp luật Việt Nam.
Các cơ sở y tế đủ điều kiện cấp giấy khám sức khỏe lái xe thường sẽ là những bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên. Đối với các loại bằng lái xe ô tô hạng B2, nội dung khám bệnh sẽ bao gồm các danh mục chủ yếu như sau: khám tim mạch, kiểm tra tai mũi họng, khám hô hấp, khám mắt, khám cơ xương khớp, khám thai sản, nội tiết,… Sau mỗi hạng mục thăm khám, các cơ sở y tế sẽ có xác nhận để xem tình trạng sức khỏe của người đó có đáp ứng được tiêu chí lái xe hay không.
Những trường hợp không thể tiến hành cấp bằng lái xe có thể là do người đó không đủ điều kiện về sức khỏe như: không đầy đủ tay chân, thị lực bị mất hoặc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quá trình xét nghiệm phát hiện cơ thể có chất kích thích, đang mắc các bệnh liên quan về thần kinh,…
Ngoài ra, bên cạnh yêu cầu về khám sức khỏe lái xe thì người đăng ký thi bằng B2 cũng cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
Là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 trở lên;
Có căn cước công dân trong thời hạn sử dụng;
Có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam;
Người có đủ năng lực thực hiện và hành vi pháp luật.
Tham khảo: Các kiểu tạo dáng chụp ảnh ngoài trời
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi khám sức khỏe lái xe
Hồ sơ khám sức khỏe lái xe sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
Đơn đăng ký học lái xe ô tô;
Giấy khám sức khỏe lái xe theo loại mẫu có sẵn kèm theo ảnh chân dung kích thước 4×6 (ảnh được chụp trên nền trắng, không được che tai, đeo kính hay che lông mày, thời gian chụp ảnh chân dung này không được quá 6 tháng);
Sơ yếu lý lịch không cần phải công chứng;
Bản sao thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Lưu ý: Tất cả các thông tin cá nhân được ghi trên các loại giấy tờ đăng ký thi lái xe và giấy khám sức khỏe cần phải đồng nhất cùng với nhau. Mẫu giấy khám được cấp cần được dùng theo đúng mẫu mà do Bộ Giao thông vận tải đã quy định. Ngoài ra việc thăm khám cần phải được tiến hành ở những cơ sở y tế được công nhận đủ thẩm quyền và năng lực để hồ sơ sức khỏe có thể được chấp thuận, tránh trường hợp các hồ sơ đã nộp không hợp lệ khiến bạn mất nhiều thời gian và chi phí thực hiện.
Khám sức khoẻ cho lái xe nữ
Quy trình thăm khám và cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe
Quy trình khám sức khỏe lái xe sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Người lái xe sẽ trực tiếp đi khám sức khỏe tại các địa điểm bệnh viện hoặc cơ sở y tế đủ điều kiện và thẩm quyền có thể làm hồ sơ khám sức khỏe lái xe. Bạn cần phải điền đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến các thông tin cá nhân, bệnh sử của chính bản thân, tình trạng sức khỏe ở thời điểm hiện tại. Mọi thông tin cần được cung cấp một cách trung thực và vô cùng chính xác;
Bước 2: Khám tại các chuyên khoa bao gồm: Mắt, hô hấp, tai mũi họng, tim mạch, thần kinh, nội tiết, cơ xương khớp, thai sản (đối với nữ), đồng thời thực hiện các xét nghiệm về ma túy và kiểm tra nồng độ cồn,…
Bước 3: Trả kết quả và giấy khám sức khỏe lái xe
Tóm lại việc xét điều kiện để thi bằng lái xe ô tô sẽ không quá khắt khe, các yêu cầu cơ bản sẽ là người tham gia cần phải có đủ năng lực và hành vi, sức khỏe hoạt động ổn định bình thường thì sẽ không cần phải quá lo lắng khi thực hiện các quá trình thăm khám. Hiện nay hầu hết các trung tâm tổ chức học lái xe ô tô đều có cung cấp sẵn các gói dịch vụ, bao gồm cả giấy khám sức khỏe lái xe tại các cơ sở y tế có liên kết giúp người đăng ký có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí thực hiện.
Ngoài ra bạn cũng cần phải rất lưu ý về thời hạn của hồ sơ khám sức khỏe lái xe cũng được giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy để tránh tình trạng hết hạn hoặc cần bảo lưu hồ sơ thi bằng lái xe lâu ngày thì bạn đừng nên đi khám quá sớm. Nếu không bạn sẽ cần phải khám lại để thay thế hồ sơ khám đã hết hạn.
Trước khi thăm khám, bạn phải nhịn ăn trước đó ít nhất là khoảng 6 – 8 tiếng, không được uống rượu bia, không hút thuốc lá và không được dùng cà phê, nước tăng lực, đồ có cồn, ngưng sử dụng các thuốc đang được dùng để điều trị bệnh,… do trong những sản phẩm này thường chứa các chất làm ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán.